Chú thích Đền_thờ_Quản_cơ_Trần_Văn_Thành

  1. Theo Lịch sử địa phương An Giang, tr.43.
  2. Theo ThS. Trần Văn Đông (Kỷ yếu, tr. 84). Tuy nhiên, theo thông tin tại dinh thờ Trần Văn Thành (dinh Sơn Trung ở xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, An Giang) thì Bửu Hương tự khởi công vào năm Tân Sửu (1901).
  3. Theo sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (tr. 122) thì việc xây dựng đền thờ còn có sự góp sức của ông chủ Khả (không rõ họ). Và vì không đủ tiền mua gạch lát nền, Hai Nhu đã bán chiếc ghe sáu bổ, tục gọi là "ông Sấm" của cha và tư trang của mẹ.
  4. Theo website Thư viện Hoa Sen .
  5. Theo Nguyễn Hữu Hiệp, "Kỷ yếu", tr.53.
  6. Ghi theo Lịch sử địa phương An Giang (tr. 43). Bia tưởng niệm tại Bửu Hương tự ghi khác:..."quân Pháp đến Bửu Hương Tự bắt giam 83 người. Sau khi kêu án, 76 người bị 2 năm tù giam ở Châu Đốc, 7 người bị 3 năm tù giam ngoài Côn Đảo".
  7. Trần Văn Nhu có nhiều đệ tử giỏi, như: 1/ Trần Văn Tịnh (tục gọi là Năm Tịnh), là người làng Bình Thủy, Cần Thơ. Sau khi thầy mất, ông tiếp tục làm đệ tử cho Ngô Lợi, giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Cho nên ngoài việc vận động để gầy dựng lại chùa Láng, ông còn dành cả đời mình để góp phần lập nên thôn An Định ở núi Tượng, một cơ sở chính của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. 2/ Vương Thông là người ở núi Két, tác giả tập thơ Nôm thể lục bát có tên là Trần Quản Cơ dữ Gia Nghị Binh, phản ảnh khá đầy đủ công cuộc kháng Pháp ở Láng Linh do ông Thành lãnh đạo. 3/ Nguyễn Văn Thới (1866-1925, tục gọi là Ba Thới, là người ở Mỹ Trà, Cao Lãnh. Ông là tác giả quyển Kim cổ kỳ quan, gồm những bài văn vần chứa đựng những điều tiên tri, những giáo huấn mang tính chất khuyến thiện.
  8. Theo Trần Thị Thanh Mai, Kỷ yếu, trang 120.
  9. Theo Nguyễn Hữu Hiệp, Kỷ yếu, tr. 64.
  10. Lỗ Bộ là một nhóm đồ binh khí (thường thì tám món, có bộ có 9 hoặc sáu món) thời xưa cắm vào giá để trần thiết nơi cửa quan, hay ở các đền miếu, chùa đình, làm đồ nghi trượng, tăng vẻ uy nghiêm và long trọng.
  11. Theo ThS. Trần Văn Đông, Kỷ yếu, tr. 85.